Giá xăng dầu hôm nay 24.4.2024: Thế giới tăng, trong nước ngày mai điều chỉnh thế nào?
Sau trận thắng nghẹt thở 2-1 trước Trường ĐH Nam Cần Thơ, thầy trò HLV Châu Đức Thành bất ngờ nhận thất bại 0-3 trước Trường ĐH Cửu Long. Kết quả này khiến cho con đường vào VCK của ứng cử viên sáng giá này trở nên chông gai hơn.Dù có lợi thế sân nhà và sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả, nhưng việc thiếu vắng nhiều trụ cột khiến Trường ĐH Cần Thơ gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, với 3 điểm và hiệu số -2, họ buộc phải giành chiến thắng trước Trường ĐH Đồng Tháp để tự quyết định số phận của mình.Trong khi đó, đại diện đến từ Đồng Tháp cũng đang ở trong tình thế khó khăn. Với 2 trận hòa và chưa ghi được bàn thắng nào, thầy trò HLV Joao Pedro buộc phải giành chiến thắng nếu muốn nuôi hy vọng đi tiếp. Để tiếp lửa cho đội bóng, Ban giám hiệu Trường ĐH Đồng Tháp đã đưa hơn 500 cổ động viên sang Cần Thơ. Sự cổ vũ nhiệt tình này sẽ là động lực lớn để các cầu thủ thi đấu hết mình.Trận đấu chiều nay còn là cuộc đối đầu thú vị trên băng ghế huấn luyện của 2 đội. Bên phía Trường ĐH Cần Thơ, HLV trưởng là ông Châu Đức Thành, cựu tuyển thủ của Cần Thơ và cựu trợ lý trọng tài FIFA, là một người dày dặn kinh nghiệm. Trong khi đó, HLV người Bồ Đào Nha Joao Pedro, đồng hương của "người đặc biệt" Jose Mourinho, lại mang đến triết lý bóng đá phòng ngự chắc chắn cho Trường ĐH Đồng Tháp. Liệu lối chơi tấn công của Trường ĐH Cần Thơ có thể xuyên thủng hàng phòng ngự kiên cố của Trường ĐH Đồng Tháp? Liệu HLV Joao Pedro có giúp Trường ĐH Đồng Tháp vượt qua chủ nhà Cần Thơ? Câu trả lời sẽ có sau 80 phút thi đấu căng thẳng chiều nay.Thanh Xuân 70 năm, người Sài Gòn ai không từng ăn hủ tiếu?
Theo Hãng AP, tuần đầu tiên trong nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phần nào cho thấy những dấu hiệu về diễn biến tại Nhà Trắng trong những năm tới.Chỉ trong vòng vài giờ sau khi tuyên thệ nhậm chức, Trump đã ân xá cho hơn 1.500 người bị kết án hoặc bị buộc tội trong vụ tấn công Đồi Capitol ngày 6.1.2021, trong đó có những người gây gổ và xô xát với lực lượng cảnh sát. Quyết định của ông Trump trái ngược những bình luận của Phó tổng thống JD Vance, người khẳng định ông Trump sẽ chỉ ân xá cho những người không có hành vi bạo lực.Việc ân xá là động thái đầu tiên trong số nhiều quyết định của ông Trump cho những người ủng hộ. Theo AP, việc được cởi bỏ một số sức ép, chẳng hạn ông không còn phải nghĩ đến việc tranh cử do giới hạn nhiệm kỳ theo hiến pháp Mỹ, hay Tòa án Tối cao đã trao quyền miễn trừ cho các tổng thống, đã giúp ông Trump phần nào thoải mái hơn khi đưa ra quyết định. Đối với những người mà tân tổng thống Mỹ cho là có quan điểm đối lập, ông Trump đã đưa ra những biện pháp như ngừng gia hạn các biện pháp bảo vệ đối với tiến sĩ Anthony Fauci (cựu cố vấn về đại dịch Covid-19 dưới thời ông Trump), cựu Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo. Các quyết định bảo vệ những người trên được gia hạn liên tục dưới nhiệm kỳ cựu Tổng thống Joe Biden, khi có những đe dọa tính mạng nhằm vào họ. Ông Trump cũng hủy bỏ chứng nhận an ninh - tức một loại giấy phép giúp các quan chức tiếp cận tài liệu nhạy cảm - đối với các cựu quan chức chính phủ đã chỉ trích ông.Trong những ngày đầu nhậm chức, Trump đã chứng minh được ông và đội ngũ của mình đã có những bài học từ 4 năm nhiệm kỳ đầu, cùng 4 năm đứng ngoài quan sát những diễn biến chính trị.Ông Trump đã tận dụng thời gian để tạo dấu ấn với gần 200 sắc lệnh hành pháp trong ngày đầu tiên, cùng các quyết sách sau đó về nhiều vấn đề. Quy mô sắc lệnh cũng vượt qua người tiền nhiệm Joe Biden trong những ngày đầu tại Phòng Bầu dục. Tổng thống Mỹ được cho là đã cố nhanh chóng xóa đi những gì được xem là hình ảnh của chính quyền ông Biden, bao gồm cải tổ lại bộ máy nhân sự chính phủ, xóa đi 4 năm sáng kiến liên bang về chương trình DEI (đa dạng, công bằng và hòa nhập), hủy bỏ các rào cản hành pháp của ông Biden về trí tuệ nhân tạo (AI) và tiền điện tử, điều thêm quân đội đến biên giới phía nam và cứng rắn trong quyết định trục xuất người nhập cư.Trong nhiệm kỳ đầu tiên, các sắc lệnh hành pháp ban đầu của Trump mang tính biểu tượng và phần lớn bị Tòa án Tối cao bác bỏ. Lần này, dù vẫn có những giới hạn về thẩm quyền, giới quan sát cho rằng ông Trump đã thành thạo hơn trong việc tận dụng thẩm quyền của ông chủ Nhà Trắng.Bài phát biểu nhậm chức của ông Trump được cho là mang giọng điệu tương đối trung dung, tuy nhiên sau đó khoảng một tiếng, công chúng và giới chính trường lại thấy được điều thể hiện tính cách đặc biệt của tổng thống Mỹ thứ 47.Ông có màn công kích người tiền nhiệm Biden, Bộ Tư pháp Mỹ và các đối thủ chính trị, được đề cập từ cuộc gặp những người ủng hộ tại Điện Capitol sau diễn văn nhậm chức, đến bài phát biểu ở nhà thi đấu Capitol One Arena và buổi hỏi đáp với các phóng viên tại Phòng Bầu Dục.Hệ thống tư pháp Mỹ được dự báo sẽ có nhiều cuộc đối đầu pháp lý với Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ 2. Ngay trong ngày đầu tiên, ông Trump đã ký sắc lệnh hủy quyền dân theo nơi sinh, được quy định trong Tu chính án thứ 14 và tồn tại hơn 1 thế kỷ. Thẩm phán tòa án quận John Coughenour, người đã chặn sắc lệnh trên, cho rằng “đây là một lệnh vi hiến trắng trợn”. Các vụ án không chỉ quyết định xem những hành động gây tranh cãi của ông Trump sẽ dẫn đến kết cục như thế nào, mà còn đánh giá thẩm quyền và năng lực mà mỗi tổng thống Mỹ có thể thực hiện nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự.Xuất hiện trong lễ nhậm chức của ông Trump, một doanh nhân có tiếng tại Mỹ trước khi tham gia chính trường, là tập hợp các tỉ phú giàu nhất thế giới, với phần lớn tham gia vào lĩnh vực công nghệ. Họ có thể là đối tác với chính quyền Mỹ, song lại là đối thủ trên thương trường, đặc biệt trong lĩnh vực có tính cạnh tranh cao hiện nay như công nghệ. Động thái đối đầu đã xuất hiện sau khi ông Trump công bố khoản đầu tư AI 500 tỉ USD từ 2 công ty OpenAI và SoftBank. Tỉ phú Elon Musk chỉ trích rằng SoftBank không có khoản tiền lớn như trên và con số chỉ là phóng đại, trong khi Tổng giám đốc OpenAI Sam Altman khẳng định có đủ nguồn tài trợ.Bắt tay với những người giàu nhất giới công nghệ đồng nghĩa việc ông Trump có thể đứng giữa các cuộc cạnh tranh của các tập đoàn hàng đầu. Phát biểu hôm 23.1, ông Trump nói rằng: “Những người trong thỏa thuận 500 tỉ USD là những người rất thông minh, nhưng ông Elon Musk có thể không thích. Tuy nhiên, tôi cũng có một số người ghét tôi”.Ông Trump là một người dành sự hâm mộ cho Tổng thống thứ 25 của Mỹ William McKinley. Ngoài việc ký sắc lệnh trong ngày đầu tiên yêu cầu đổi tên núi Denali ở bang Alaska thành núi McKinley, ông Trump được cho là ưa thích chính sách thuế của cố tổng thống Mỹ, cho rằng nước Mỹ từng ở giai đoạn thịnh vượng nhất vào thập niên 1890, khi ông McKinley tại nhiệm.Tuy nhiên, giới kinh tế học cho rằng chính sách của vị tổng thống thứ 25 không phải là hình mẫu hợp lý cho thế kỷ 21. Chẳng hạn, tổ chức nghiên cứu chính sách thuế Tax Foundation cho hay doanh thu thuế liên bang năm 1900, thời điểm ông McKinley tái đắc cử, chỉ đạt 3% tổng doanh thu nền kinh tế. Trong khi đó, doanh thu thuế hiện nay chiếm 17% tổng doanh thu nhưng vẫn không đủ gồng gánh chi tiêu chính phủ.
Công an Lâm Đồng điều tra vụ phát tán tin giả 'Đà Lạt có biến lớn, bạo động'
Những ngày này, khi đã vào tháng Chạp, phố Hàng Mã - trái tim của sắc màu tết Hà Nội – đang khoác lên mình một diện mạo rực rỡ, đầy sức sống. Con phố nhỏ được tô điểm lung linh bởi đèn lồng đỏ, câu đối, bao lì xì….Không chỉ là nơi bày bán những món đồ trang trí tết, phố Hàng Mã còn mang đến một không gian lễ hội, nơi mọi người tìm về để tận hưởng không khí xuân. Năm nào cũng vậy, chị Nguyễn Thị Thu Hiền, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội luôn tìm đến đây để lựa chọn những món đồ nhỏ bé nhưng chứa đựng cả sự sáng tạo và tinh thần tết Việt. Chị Hiền chia sẻ: "Hôm nay thì mình lên đây để mua đồ trang trí tết cho công ty. Công ty của mình hướng đến trang trí theo hướng truyền thống, thế nên là mình mua nhiều đồ để làm thủ công. Ví dụ như là lì xì hay những cái cành cây hoa giả. Để về mình có thể dán vào, đính vào những cành cây khô. Tạo ra một cái nền rất là đẹp cho các bạn công nhân viên của công ty. Không khí màu sắc thì rất là tươi sáng, và màu chủ đạo là màu đỏ. Một không khí rất là ngập tràn màu tết âm lịch của chúng ta".Thật không khó để bắt gặp những tà áo dài thướt tha, mang đậm không khí xuân những ngày giáp tết quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Những người cô, người chị rạng rỡ đang hòa mình trong sắc tết cũng như làm đẹp thêm cho khung cảnh thủ đô. Bên cạnh đó, Hà Nội còn gây ấn tượng với các tiểu cảnh độc đáo, mang đậm chất xuân Việt. Tất cả đều gợi nhắc về tết truyền thống, nhưng cũng không kém phần sáng tạo, hiện đại. Những góc nhỏ này vừa là điểm nhấn của thành phố, vừa là nơi để người dân và du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ. Anh Nguyễn Minh Hiếu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội xúc động cho biết: "Mình rất là háo hức và cảm thấy vui khi đến tết. Mình được quây quần bên gia đình, ông bà cha mẹ, anh chị em. Những ngày tết mình đến những ngôi chùa ở Hà Nội để cầu bình an, cầu sức khỏe. Đi thăm đền Ngọc Sơn, đi chụp ảnh với bạn bè ở cầu Thê Húc, Tháp Rùa"."Với cái không khí nhộn nhịp ở xung quanh bờ hồ. Thì vào cái tết năm nào và những cái dịp mà đi bộ thì cô cũng đều cảm thấy rất là thư giãn. Rất vui khi mà có thời gian đi xung quanh bờ hồ, phố cổ nhà mình ấy". Cô Nguyễn Lý Hạnh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội nói.Có thể nói, Hà Nội không chỉ là nơi để cảm nhận không khí tết, mà còn là nơi để trái tim mỗi người hướng về. Những con phố rực rỡ sắc màu, những nụ cười hân hoan, tất cả tạo nên một Hà Nội đầy sức sống, tràn ngập niềm vui.
Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật những thành tựu của ASEAN trong chặng đường 60 năm qua, cũng như những đóng góp quan trọng và vai trò trung tâm của hiệp hội trong việc duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác khu vực.Tổng Bí thư cũng chỉ ra những thách thức và thời cơ mới đặt ra đối với ASEAN trong bối cảnh cục diện thế giới tái định hình theo hướng đa cực, đa trung tâm; sự bùng nổ của khoa học công nghệ dẫn tới những thay đổi cơ bản trong đời sống kinh tế - xã hội; và sự gia tăng của các vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu và an ninh mạng.Hướng tới tương lai, Tổng Bí thư nêu một số định hướng lớn nhằm giúp ASEAN ngày càng phát triển vững mạnh, củng cố vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực. Trên cơ sở kế thừa và tiếp nối những thành tựu đạt được 60 năm qua, ASEAN cần có tư duy đột phá cùng chiến lược sắc bén để tạo bứt phá cho liên kết và hợp tác khu vực. Tổng Bí thư nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục củng cố đoàn kết nội khối và tự chủ chiến lược, nâng cao tự cường kinh tế thông qua các giải pháp phát triển sáng tạo, phát huy bản sắc ASEAN, tăng cường hiệu quả xây dựng các chuẩn mực ứng xử, và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban thư ký ASEAN và các cơ quan chuyên ngành.Tổng Bí thư cũng khẳng định ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, và là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển và hội nhập của Việt Nam. Với ASEAN là điểm khởi đầu, Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng và đến nay đã có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, trong đó thiết lập quan hệ đối tác toàn diện/chiến lược/chiến lược toàn diện với 35 nước, gồm tất cả các thành viên ASEAN và các đối tác quan trọng của ASEAN. Việt Nam cũng là thành viên của hơn 70 diễn đàn/tổ chức khu vực/quốc tế và có mạng lưới FTA với hơn 60 quốc gia và nền kinh tế, qua đó trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài và về quy mô thương mại.Chia sẻ về chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam sẵn sàng đóng góp tích cực và chủ động hơn nữa vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu và nền văn minh nhân loại. Trong đó, xác định ASEAN là cơ chế hợp tác đa phương gắn bó trực tiếp, quan trọng hàng đầu, Việt Nam sẽ phát huy tinh thần trách nhiệm, đóng góp tích cực vào các công việc chung của hiệp hội với phương châm sáng tạo trong tư duy, đổi mới trong tiếp cận, linh hoạt trong triển khai, hiệu quả trong cách làm và quyết liệt trong hành động.Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn, Đại sứ, Trưởng phái đoàn một số nước thành viên và đối tác tại ASEAN và Giám đốc điều hành trường Chính sách công ERIA, đánh giá cao bài phát biểu chính sách của Tổng Bí thư Tô Lâm với những đánh giá, nhận định sâu sắc và tầm nhìn của Việt Nam về ASEAN.Các nước bày tỏ tin tưởng rằng với cam kết mạnh mẽ và với sự lãnh đạo sáng suốt của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển phồn vinh và là một trong những động lực quan trọng đưa ASEAN vững bước trong giai đoạn phát triển mới.Ngay sau lễ kỷ niệm, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt, do các nghệ sĩ Việt Nam biểu diễn.Trước đó, tại buổi gặp làm việc với Tổng Thư ký ASEAN và Ủy ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN (CPR), Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và đóng góp hết sức mình cho sự phát triển của ASEAN trong 30 năm qua vì những mục tiêu lớn lao của ASEAN. Nhất trí những định hướng lớn của ASEAN mà Tổng thư ký Kao Kim Hourn trao đổi, Tổng Bí thư cho rằng ASEAN cần tiếp tục là khối đoàn kết thống nhất, phát triển vì chỉ có đoàn kết, ASEAN mới có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong bối cảnh thế giới phức tạp như hiện nay; hợp tác song phương giữa các nước cũng cần phải đóng góp cho sự phát triển chung sức mạnh chung của ASEAN.Tổng Bí thư đề nghị CPR và Ban thư ký ASEAN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên để hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN 2025 và triển khai thành công Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 và các kế hoạch chiến lược. Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn hoan nghênh và bày tỏ vui mừng đón tiếp Tổng Bí thư Tô Lâm, đánh giá chuyến thăm lần đầu tiên của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Ban Thư ký ASEAN là cột mốc lịch sử, thể hiện vị trí quan trọng của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh năm 2025 đánh dấu 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995-2025) và tròn một thập kỷ hình thành Cộng đồng ASEAN (2015 - 2025)Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhấn mạnh Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho ASEAN, cho Cộng đồng ASEAN và mong muốn Việt Nam tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo trong ASEAN. Thay mặt CPR, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Malaysia, cam kết tiếp tục phát huy vai trò đoàn kết của các nước thành viên, cùng chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, đóng góp vào hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển ở khu vực.
Tham vọng đổi mới sáng tạo của Thái Lan
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Sonexay Siphandone nhấn mạnh, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam và Lào đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, mang lại nhiều thành tựu hợp tác. Nhiều kết quả nổi bật rất đáng ghi nhận, góp phần cùng nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, với 14 nhóm nhiệm vụ đã hoàn thành, làm tốt trong năm 2024.Năm 2024, hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư được quan tâm, thúc đẩy và thu được những kết quả rất đáng ghi nhận. Lũy kế đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào 267 dự án, với tổng vốn đăng ký 5,7 tỉ USD; vốn thực hiện đạt khoảng 2,8 tỉ USD.Đáng chú ý, đầu tư của Việt Nam sang Lào đang có xu hướng tăng trở lại theo hướng bền vững hơn. Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư sang Lào là 191,1 triệu USD, tăng 62,1% so với năm 2023; đóng góp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp Việt Nam cho Chính phủ Lào trong 5 năm trở lại đây đạt bình quân khoảng 200 triệu USD/năm.Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục đối mặt với khó khăn, nhu cầu tiêu dùng suy giảm, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Lào năm 2024 ghi dấu ấn khi tổng kim ngạch thương mại hai nước đạt 2,2 tỉ USD, tăng gần 34% so với năm 2023, trong đó đáng ghi nhận là Lào đã xuất siêu sang Việt Nam khoảng 732,7 triệu USD, tăng khoảng 30%. Đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại Lào.Hợp tác năng lượng cơ bản đạt mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2021 - 2025; nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng được thúc đẩy triển khai. Khó khăn, vướng mắc kéo dài nhiều năm tại nhiều dự án được xử lý dứt điểm.Về trọng tâm hợp tác năm 2025, hai bên thống nhất tập trung quyết liệt, nghiêm túc triển khai hiệu quả các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao; đề ra nhiều biện pháp mạnh mẽ, thiết thực để tiếp tục đưa quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước đi vào chiều sâu.Đồng thời, tăng cường kết nối hai nền kinh tế, thúc đẩy hợp tác đầu tư - thương mại Việt Nam - Lào. Theo đó, tổ chức các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo Chính phủ Lào và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam; rà soát thúc đẩy các dự án đầu tư của Việt Nam tại Lào, hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.Chính phủ Lào tạo điều kiện ưu đãi, thuận lợi cho các dự án lớn, trọng điểm của doanh nghiệp Việt Nam; nghiên cứu điều chỉnh các quy định về thời gian thực hiện trong đầu tư thủy điện, khai khoáng phù hợp với tình hình mới.Hai bên thúc đẩy tăng trưởng thương mại mạnh mẽ, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương năm 2025 tăng từ 10 - 15% so với năm 2024, hướng tới sớm đạt mục tiêu 5 tỉ USD. Coi nông nghiệp và phát triển nông thôn là một trong những trụ cột của hợp tác kinh tế giữa hai nước. Thúc đẩy thanh toán bằng bản tệ trong quan hệ giữa hai nước.Đặc biệt, tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy triển khai kết nối hạ tầng giao thông, nghiên cứu các phương án huy động nguồn lực để triển khai dự án trọng điểm như đường cao tốc Hà Nội - Vientiane, đường sắt Vũng Áng - Vientiane, trong đó huy động cả nguồn lực trung ương và địa phương, nguồn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi của các đối tác phát triển và sự tham gia của doanh nghiệp hai nước.Thúc đẩy sớm hoàn thành các dự án cảng Vũng Áng 1, 2, 3…; góp phần triển khai mạnh mẽ chiến lược "biến Lào từ quốc gia không tiếp giáp biển thành quốc gia kết nối".Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, các bộ, ngành, cơ quan hai nước phát huy tinh thần "làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó, đã nói là làm, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể, kết quả năm 2025 phải cao hơn năm 2024".Ngay sau kỳ họp, hai Thủ tướng đã chứng kiến lễ ký kết, trao đổi các văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai nước.